Hôm nay :

[tintuc]

Giày cao gót là món phụ kiện thân thiết với chị em. Thân thiết thì thân thiết nhưng đôi khi nó vẫn hại chị em đau chân, phồng rộp, sưng gót chân đối với những đôi giày cao gót 7-11cm hay hôi chân với những mẫu giày bít mũi. Vậy chúng ta phải có mẹo gì để đối phó với cô em đỏng đảnh này chứ nhỉ?Với những mẹo hay dưới đây khi bạn đi giày cao gót, những vấn đề trên sẽ giảm bớt hoặc không còn xảy ra nữa.

1.       Phồng gót chân
Thường thì trường hợp này hay gặp phải nhất là khi bạn đi giày mới mua. Bởi vì giày mới do chưa quen nên hay bị ma sát ở phần gót chân gây ra sự phồng rộp làm các cô gái đau đến nỗi cảm giác không thể đi nổi.
Sử dụng băng cá nhân cấp cứu để làm giảm việc ma sát

Nếu bị phồng gót chân hoặc đau gót chân khi đi giày cao gót thì bạn có thể mua băng keo dán chân cho đỡ đau và giảm độ ma sát. Tuy nhiên đây chỉ là cách tạm thời và không thể sử dụng mãi được, bởi băng keo sẽ dễ bị tuột nên hiệu quả không cao. Bạn có thể áp dụng mẹo đi giày không bị phồng chân như sau:

– Làm giãn giày
Những đôi giày cũ không làm bạn bị đau phồng chân là do được đi nhiều lần nên nó đã được dãn ra. Để làm giãn đôi giày mới thì có cách hay hơn thay vì bạn phải đi nhiều lần là xỏ đôi chân của bạn vào trong khi ngồi làm việc để giày có thể dãn ra và quen với chân bạn hơn.
– Sử dụng miếng lót gel
Một mẹo đi giày không bị phồng chân nữa là sử dụng miếng lót gel nếu bạn không đủ kiên nhẫ và thời gian thực hiện cách làm trên. Nó sẽ làm giảm tình trạng đau chân, giảm sự cọ sát giữa giày và chân.

Dùng miếng lót gel giúp bạn đi giày không bị đau chân nữa

– Làm mềm da giày
Với những đôi giày da thì cách tốt nhất là làm mềm nó để hạn chế sự khó chịu khi đi những đôi giày mới. Đây có lẽ là cách làm giúp bạn có thể đi lại dễ dàng nhất, cảm thấy thoải mái khi xỏ chân vào đôi giày và di chuyển khắp mọi nơi mà chẳng sợ đi giày phồng gót chân nữa.

Làm mềm giày sẽ giúp bạn đi giày thoải mái không lo bị phồng gót chân

Cách làm mềm da như sau: Dùng rượu trắng hoặc cồn để xoa vào khắp lòng trong của đôi giày, và khi cồn hoặc rượu bốc hơi, đôi giày da của bạn sẽ mềm ra. Kiểm tra nếu bạn thấy vẫn chưa đủ mềm thì hãy lặp lại cách này liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày đầu để tăng hiệu quả.
2.       Đi giày bị đau mũi bàn chân
Để hạn chế bị đau mũi bàn chân khi đi giày cao gót thì bạn nên dùng băng keo dính hai ngón giữa và áp út lại với nhau như hình, sẽ hạn chế sưng phồng. Hoặc là sử dụng miếng lót mũi giày có bán ở các cửa hàng tiện lợi, shop giày dép.
3.       Đi giày bị hôi chân
Tình trạng này thì dân công sở chắc là gặp nhiều hơn bởi vì làm việc trong môi trường có máy lạnh nên khi đi giày bị bí. Nếu bị hôi chân thì bạn hãy mua lót giày hương quế và thay chúng thường xuyên khoẳng 2 -3 tuần 1 lần. Và vệ sinh chân hàng ngày sẽ hạn chế rất tốt tình trạng hôi chân.
Bạn không nên sử dụng khử mùi hôi chân dạng xịt bởi vì nó không những không mang lại hiệu quả mà còn làm tình trạng của bạn thêm tồi tệ hơn.
Với những mẹo đi giày không bị phồng chân như trên mong rằng các bạn sẽ không phải đau chân và phồng gót chân khi đi giày cao gót nữa.

[/tintuc]

LÊN ĐẦU TRANG